Cọc cừ U

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ: Mua bán, cho thuê và thi công ép U với nhiều năm kinh nghiệm thi công các công trình trọng điểm tại Hà Nội cũng như các tỉnh/thành phố miền Bắc và toàn quốc.

Kỹ thuật ép cọc Cừ U là ép thanh sắt hình chữ U có chiều dài tùy vào từng địa hình, vị trí và yêu cầu của công trình xây dựng. Kỹ thuật này thường được sử dụng cho các công trình dưới đất như hầm, bán hầm, các công trình có nền thấp hơn so với mặt đất như bể bơi, bể phốt… Bởi nó có khả năng chống được sạt lở đất.



ep-cu-u
Thi công ép cừ U200 giá rẻ tại Hà Nội
 

Vì sao nên chọn Cừ thép U200 cho công trình?


– Cừ thép U200 được sử dụng rất phổ biến, kỹ thuật ép cọc Cừ U là một lựa chọn tối ưu cho các công trình dưới đất, các công trình có nền thấp hơn mặt đất. Thuận tiện khi thi công các công trình nhà phố hay ngõ hẹp.
  • So với cừ larsen thì cừ U200 có chi phí rẻ hơn từ giá thành vật liệu cho đến nhân công.
  • So với Kỹ thuật ép cọc bê tông, thì kỹ thuật ép Cừ U chống sạt lở đất tốt hơn, diện tích ép cừ U tốn ít hơn ép cọc bê tông.
– Có hai loại cừ U200 là cừ thuê và cừ bỏ, vì chi phí không quá tốn kém cho nên nếu sử dụng loại cừ bỏ một lần rồi bỏ đi cũng không đắt, cừ bỏ cũng có thể cắt tùy ý dựa trên điều kiện công trình.
– Đảm bảo an toàn cho nền móng công trình đang thi công và cả công trình liền kề nếu có.

Trường hợp nào cần ép hoặc đóng cừ thép U200?

 
  • Cừ thép U200 được đóng trong trường hợp khi đào một hố móng sâu từ 2 – 5m (trên 5m nên dùng cừ thép larsen).
  • Trong thi công xây dựng nhà dân dụng, ép cừ thép U200 được áp dụng khi đào móng bán hầm hoặc đào hầm. Có khi không làm hầm nhưng móng nhà tương đối sâu cũng cần dùng biện pháp ép cừ thép U200 để tránh sạt lở.
  • Theo kinh nghiệm của chúng tôi chiều sâu hố móng khoảng từ 1,5m ta đã nên dùng cừ thép để đảm bảo an toàn. Ngoài tránh sạt lở hố đào, nhiều nhà thầu còn sử dụng để tạo bức tường ngăn áp lực của đất trong quá trình ép cọc bê tông. Mục đích tránh chồi nền nhà bên cạnh.
  • Loại cừ thép U200 còn được dùng trong những trường hợp công trình bên cạnh có dấu hiệu như: Móng yếu, nền đất yếu, tường vôi.
 

Lựa chọn cừ U200 nào để phù hợp với từng công trình?

 
Để chi phí phần cừ cần thực hiện và cừ không bị lãng phí nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho công trình, khách hàng cần lựa chọn loại cừ phù hợp để thi công. Nếu mua loại cừ dày quá thì tốn chi phí, nhưng nếu chọn cừ mỏng thì lại gây mất an toàn cho công trình.
 
ep-cu-u200
Dịch vụ thi công ép Cừ thép U200 giá rẻ - chất lượng cao
 
Theo kinh nghiệm đã thi công nhiều công trình,  Thép cừ An Việt tổng hợp kinh nghiệm như sau:
+ Công trình kè móng, hoặc cừ chỉ để giảm thiểu sự ảnh hưởng trong quá trình ép cọc hoặc khoan cọc nhồi thì nên dùng loại cừ mỏng từ 3.5 – 4mm
+ Với công trình đào móng làm bán hầm, với độ sâu hố đào tính từ vỉa hè 2.3 – 3m thì nên dùng loại cừ từ 4 – 4.5mm
+ Cừ U200 C200 để làm nguyên 1 tầng hầm, độ sâu hố đào tính từ mặt vỉa hè 3.5 – 4.5m nên dùng loại cừ từ 5 – 5.5mm.
+ Các nhà trên phố nên dùng cừ bỏ cho những rìa nào sát tường nhà liền kề, còn những cạnh nào sát đường thì chúng ta tiến hành nhổ cừ nhằm đảm bảo diện tích đất của mình.
 

Chi phí ép cừ U móng công trình được tính như thế nào?


Đối với công trình nằm trên nền đất yếu và các phía bên cạnh công trình có nguy cơ sụt lở thì kỹ thuật ép cừ U 200 là phương pháp đơn giản, hiệu quả và có chi phí thấp nhất.
Quý khách hàng liên hệ: 0988.456.786 để nhận tư vấn và báo giá ép cừ U tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất.

Trường hợp 1: Chi phí cừ = Tiền cừ + tiền nhân công ép (đối với cừ ép chết).
 
Trường hợp này thông thường chỉ áp dụng với các công trình nằm trong ngõ, hoặc nơi có mặt bằng chặt hẹp. Ngoài ra xung quanh công trình là các công trình liền kề có kết cấu yếu nên để an toàn nhất ta dùng biện pháp cừ ép chết. Biện pháp này chi phí, giá phần cừ sẽ cao hơn bởi lượng cừ để chết trong lòng đất lớn.
 
Trường hợp 2: Chi phí cừ = Tiền cừ + tiền nhân công ép + tiền nhân công nhổ (đối với cừ thuê, cừ ép nhổ)
 
Trường hợp này áp dụng với các công trình có mặt bằng xung quanh rộng, gần đường giao thông rộng rãi, dễ đi lại và di chuyển máy móc. Biện pháp thi công này tiết kiệm được nhiều chi phí cho chủ đầu tư bởi cừ không phải để chết.
 

Quy trình thi công kỹ thuật ép Cừ U chuyên nghiệp, uy tín


Kỹ thuật ép Cừ U sẽ được thực hiện qua các giai đoạn sau:
 
Giai đoạn 1: Khảo sát và chuẩn bị. 
Chúng tôi sẽ khảo sát địa hình thi công, môi trường cũng các yếu tố xung quanh để đưa ra các phương pháp thích hợp. Từ đó lựa chọn ra máy móc thích hợp với phương pháp đã chọn, chuẩn bị nguyên vật liệu cho công trình.
 

Giai đoạn 2: Thi công ép cừ U

Kỹ thuật thi công cọc cừ U tuân theo đúng các bước:
  • Đưa cừ vào lồng rồi ép thật chậm để chắc chắn cừ không bị ảnh hưởng như cong, vẹo làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Di chuyển tháp lồng sang bên để ép đến cây tiếp theo.
  • Trong quá trình thi công, luôn có người giám sát công trình theo dõi các bước và xử lý phát sinh.

Giai đoạn 3: Hoàn tất – nghiệm thu 


Tại bước này, các kỹ sư giám sát sẽ ghi chép hoàn thành bản nghiệm thu công trình. Sau đó là báo cáo và lưu trữ để có thể rút được những kinh nghiệm về sau. Trong quá trình xây dựng, có thể xảy ra một số sự cố thì đây cũng là bước để bên thi công hoàn thành và chỉnh sửa để đảm bảo chất lượng về sau.
Để giảm bớt sự cố trong thi công cần lưu ý vào một số điều sau:

  • Thanh chống phải thẳng và không được cong hay võng xuống, đồng thời thanh chống cũng phải chịu được một lực lớn.
  • Xác định cao độ của việc chống chịu phải hợp lý. Khi đó việc thi công sẽ trở nên dễ dàng mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.
  • Thanh ốp vào hàng cừ, yêu cầu là phải sát với các thanh cừ. Nếu bạn phát hiện ra hai thanh không sát nhau thì hãy yêu cầu đơn vị thi công xử lý ngay.
 

Đảm bảo an toàn trong thi công


Trong quá trình thi công chúng tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn tại công trường, để đạt được điều đó, chúng tôi triển khai các công việc sau:
- Trước khi thi công chúng tôi sẽ kiểm tra, kiểm định tất cả các máy móc thiết bị đủ và đạt tiêu chuẩn.
- Phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị phục trách chuẩn bị đường để đảm bảo cho máy móc di chuyển trong quá trình thi công được an toàn.
- Thường xuyên kiểm tra các mối hàn liên kết, các bulông, xích truyền lực, puly cáp, mô tơ và hệ thống điện…
- Đóng xong một cọc khi di chuyển máy đến vị trí cọc mới phải chú ý đến nền đất tránh hiện tượng nền đất bị sụt, lún làm nghiêng máy, lật máy.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành trên công trường ( Giầy, quần áo, mũ bảo hộ....)
- Tập huấn quy trình an toàn lao động cho công nhân vận hành và thường xuyên yêu cầu cán bộ tại công trình kiểm tra, giám sát, nhắc nhở.
- Đặt các biển bao nguy hiểm tại các vị trí cần thiết.
- Cử người hướng dẫn, giám sát công trình
- Những người không có chuyên môn, nhiệm vụ tuyệt đối không được vận hành những máy móc thiết bị thi công trên Công trường.

     Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ kĩ thuật, những trang thiết bị hiện đại và khả năng hoàn thành công việc đã được kiểm qua các dự án trong nhiều năm qua. Chúng tôi khẳng định rằng nếu được chủ đầu tư lựa chọn và giao thầu, nhà thầu chúng tôi sẽ hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư một công trình đảm bảo về chất lượng, an toàn và đúng tiến độ.


Hình ảnh thi công ép cừ U tại An Việt:

thi-cong-cu-u

thi-cong-cu-u-1

thi-cong-cu-u-2

thi-cong-cu-u-3

thi-cong-cu-u-4

 bao-gia-cu-u200

cho-thue-coc-cu


coc-cu

cu-chu-u

cu-u200

dong-cu-u

ep-coc-cu

ep-cu

ep-cu-tai-ha-noi

ep-cu-vay

robot-ep-cu

thi-cong-cu

thi-cong-ep-cu